logokitchen
1900 xxxx

Mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên và mỹ phẩm hữu cơ: Khác nhau lắm đó nàng nhé!

Hiện nay, phái đẹp đang ngày càng có xu hướng tìm hiểu, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da và làm đẹp có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên. Trong thế giới mỹ phẩm thiên nhiên, hai cái tên nổi bật và được nhiều cô nàng biết tới nhất chính là mỹ phẩm tự nhiên (natural) và mỹ phẩm hữu cơ (organic). Tuy vậy, dường như nhiều cô nàng vẫn chưa phân biệt được sự giống và khác nhau của chúng, và cho rằng mỹ phẩm tự nhiên và mỹ phẩm hữu cơ là một. Hãy cùng Leflair tìm hiểu về khái niệm, cách phân biệt cũng như một vài thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên nổi tiếng nhé.

1. Mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ: khác nhau thế nào?

Mỹ phẩm tự nhiên chứa các thành phần có nguồn gốc từ tự nhiên, thay vì thành phần hóa học tổng hợp (synthetic chemicals) – được bào chế từ phòng thí nghiệm. Các nguyên liệu, thành phần để tạo nên mỹ phẩm mang nhãn “natural” là  những nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên, bao gồm chiết xuất hoa, quả, rau củ, thảo dược, cây cỏ, động vật (bơ, trứng, mật ong, sữa, nhau thai cừu, các chất trong ruột cá…), khoáng chất (dầu khoáng, nước khoáng, than mỏ,…).

mỹ phẩm hữu cơ

Trong khi đó, một sản phẩm được coi là hữu cơ khi nguồn nguyên liệu làm nên sản phẩm đó là các nguyên liệu thực vật được nuôi trồng thúc đẩy cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường, không thử nghiệm trên động vật và không chứa thành phần từ động vật. Những nguyên liệu ấy được nuôi trồng và chăm sóc trong điều kiện nghiêm ngặt, chỉ được sử dụng thuốc trừ sâu ở mức cho phép, hạn chế tối đa chất bảo quản, không được sử dụng các loại dung môi công nghiệp hay chất phụ gia thực phẩm tổng hợp.

mỹ phẩm hữu cơ

Điều làm nên sự khác biệt giữa mỹ phẩm tự nhiên và mỹ phẩm hữu cơ chính là các các thành phần của mỹ phẩm hữu cơ phải trải qua kiểm định một cách nghiêm ngặt để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Để đạt chứng nhận hữu cơ, mỹ phẩm phải có thành phần bắt buộc có nguồn gốc từ tự nhiên, không thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chế phẩm từ dầu hỏa và không phải thực vật biến đổi gen.

mỹ phẩm hữu cơ

2. Những quy định về thành phần 

Một sản phẩm dán nhãn “Natural” rất khác so với “Organic”. Trên thế giới hầu như không có những quy định chặt chẽ đối với việc quảng cáo mỹ phẩm tự nhiên. Nghĩa là, thậm chí những sản phẩm sỡ hữu thành phần có nguồn gốc tự nhiên chỉ chiếm 1% thì vẫn có thể dán nhãn “Natural”. Trong khi đó, một sản phẩm để được chứng nhận là “organic” thì phải vượt qua những kiểm nghiệm thực sự khắt khe.

Mỹ phẩm để đạt được dán nhãn “Organic” thì nhà sản xuất phải chứng thực sản phẩm của mình đã nhận được chứng nhận hữu cơ từ các tổ chức/hiệp hội có uy tín như USDA, ECOCERT, ICEA,…

Trong đó, nổi bật là USDA – chứng nhận chuẩn hữu cơ thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thường được các nông trại áp dụng khi canh tác. Theo chuẩn hữu cơ của USDA, sản phẩm được chứng nhận hữu cơ phải được sản xuất qua những phương pháp dân gian, sinh học, ưu tiên cho việc tái chế, cân bằng sinh thái và giữ gìn sự đa dạng của môi trường. Có bốn loại chứng nhận hữu cơ mà USDA cấp hiện nay: 100% hữu cơ, hữu cơ (chứa ít nhất 95% thành phần hữu cơ),  làm với thành phần hữu cơ (có ít nhất 70% hữu cơ), có thành phần hữu cơ (70% hữu cơ trở xuống). Chỉ hai chứng nhận đầu là được dán nhãn chứng nhận USDA Organic.

mỹ phẩm hữu cơ

Ngoài ra, đối với một vài sản phẩm có công dụng phòng ngừa hoặc điều trị, có những quy chuẩn riêng để chúng đạt được chứng nhận mỹ phẩm hữu cơ: đối với sản phẩm chống nắng (sunscreen) đòi hỏi phải có các chất hóa học như titanium dioxide hoặc zinc oxide từ 10% trở lên, có nghĩa các thành phần hữu cơ sẽ chỉ chiếm 90%. Đối với những loại mỹ phẩm bắt buộc phải chứa thành phần mineral (như titanium dioxide, zinc oxide, mica, hay iron oxide), thì sản phẩm chỉ được phép chứa tối đa 5% các thành phần không phải hữu cơ, với điều kiện thành phần đó phải có trong danh sách được phép sử dụng với liều lượng nhất định.

Như vậy, mỹ phẩm hữu cơ không chỉ khác mỹ phẩm tự nhiên về quy trình kiểm định, mà yêu cầu về thành phần cũng khắt khe hơn nhiều.

3. Các chứng nhận mỹ phẩm tự nhiên và mỹ phẩm hữu cơ uy tín

Đối với mỹ phẩm tự nhiên: Tuy mỹ phẩm tự nhiên không có các quy định rõ ràng về thành phần như mỹ phẩm hữu cơ, nhưng mỹ phẩm tự nhiên vẫn có một vài chứng nhận uy tín trên thế giới:

– NPA (Natural Products Association): Để có được con dấu của NPA, mỹ phẩm phải chứa ít nhất 95% nguyên liệu từ thiên nhiên (không bao gồm nước), đảm bảo được làm từ các nguồn không liên quan đến dầu mỏ, các nguồn thực vật, động vật và khoáng vật có thể tái tạo được.

– Ecocert for natural cosmetic label: Mỹ phẩm có ít nhất 50% thành phần có nguồn gốc thực vật và ít nhất 5% thành phần hữu cơ.

mỹ phẩm hữu cơ

Đối với mỹ phẩm hữu cơ: Để biết một sản phẩm có phải là mỹ phẩm hữu cơ hay không, các nàng chỉ cần kiểm tra thông tin của sản phẩm và xem nhãn dán của các tổ chức uy tín xuất hiện trên sản phẩm. Có một số tổ chức kiểm định và chứng nhận mỹ phẩm hữu cơ chuẩn quốc tế.

Đối với mỹ phẩm hữu cơ: Để biết một sản phẩm có phải là mỹ phẩm hữu cơ hay không, các nàng chỉ cần kiểm tra thông tin của sản phẩm và xem nhãn dán của các tổ chức uy tín xuất hiện trên sản phẩm. Có một số tổ chức kiểm định và chứng nhận mỹ phẩm hữu cơ chuẩn quốc tế như: Từ Hoa Kì: USDA Organic: Có chứa ít nhất 95% thành phần hữu cơ. Organic and sustainable industry standard (OASIS): + 100% organic: Sản phẩm chứa 100% thành phần là hữu cơ (trừ nước và muối). + Organic: Sản phẩm chứa ít nhất 85% thành phần là hữu cơ (trừ nước và muối) Từ Úc: Australian Certified Organic (ACO): Có ít nhất 95% thành phần hữu cơ và 5% còn lại giới hạn trong các thành phần thiên nhiên. Organic Food Chain (OFC): + 100% Organic hoặc 100% Bio-dynamic (thành phần chứa 100% nguyên liệu được sản xuất theo tiêu chuẩn của Australian DEMETER Bio-dynamic Standard). + Organic hoặc Bio-dynamic (thành phần chứa ít nhất 95% nguyên liệu hữu cơ hoặc quy trình sản xuất sinh học. Các thành phần còn lại phải có nguồn gốc thực vật theo tổ chức này). Bio-Dynamic Research Institute (BDRI): 95% thành phần là hữu cơ, các thành phần còn lại có nguồn gốc từ nông nghiệp sinh học sạch, đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn của Australian DEMETER Bio-dynamic Standard. AUS-QUAL: Có ít nhất 95% trở lên là nguyên liệu hữu cơ. Các thành phần còn lại có nguồn gốc nông nghiệp sinh học sạch., đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn của Australian DEMETER Bio-dynamic Standard. NASAA: + Đối với các sản phẩm sử dụng 100% nguyên liệu organic: Có thể gán nhãn 100% Organic trên nhãn của NASAA. + Đối với các sản phẩm sử dụng 95% nguyên liệu organic trở lên: Được gán nhãn Organic. Từ EU: Natrue: + Organic cosmetics: Ít nhất có 95% thành phần làm từ nguyên liệu hữu cơ. + Natural cosmetics: 100% thành phần từ tự nhiên, không nhất thiết phải có nguyên liệu đạt chuẩn organic. Cosmos: Cosmos organic – Yêu cầu sản phẩm phải chứ ít nhất 95% thành phần là nguyên liệu hữu cơ. BDHI: BDIH yêu cầu nhà sản xuất phải sử dụng thành phần hữu cơ bất cứ nơi nào có thể UK Soil Association Certification: Có ít nhất 90% thành phần hữu cơ và không có hóa chất độc hại. Ecocert for natural & organic cosmetic label (Ecocert): Có ít nhất 95% thành phần có nguồn gốc thực vật và ít nhất 10% thành phần tính trên khối lượng nguồn gốc từ việc canh tác hữu cơ.

– Từ Hoa Kì:

USDA Organic: Có chứa ít nhất 95% thành phần hữu cơ.

Organic and sustainable industry standard (OASIS): 100% organic (Sản phẩm chứa 100% thành phần là hữu cơ, trừ nước và muối); Organic (Sản phẩm chứa ít nhất 85% thành phần là hữu cơ, trừ nước và muối).

mỹ phẩm hữu cơ

– Từ Úc:

Australian Certified Organic (ACO): Có ít nhất 95% thành phần hữu cơ và 5% còn lại giới hạn trong các thành phần thiên nhiên.

Organic Food Chain (OFC): 100% Organic hoặc 100% Bio-dynamic (thành phần chứa 100% nguyên liệu được sản xuất theo tiêu chuẩn của Australian DEMETER Bio-dynamic Standard); Organic hoặc Bio-dynamic (thành phần chứa ít nhất 95% nguyên liệu hữu cơ hoặc quy trình sản xuất sinh học, các thành phần còn lại phải có nguồn gốc thực vật theo tổ chức này).

Bio-Dynamic Research Institute (BDRI): 95% thành phần là hữu cơ, các thành phần còn lại có nguồn gốc từ nông nghiệp sinh học sạch, đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn của Australian DEMETER Bio-dynamic Standard.

AUS-QUAL: Có ít nhất 95% trở lên là nguyên liệu hữu cơ. Các thành phần còn lại có nguồn gốc nông nghiệp sinh học sạch., đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn của Australian DEMETER Bio-dynamic Standard.

NASAA: Đối với các sản phẩm sử dụng 100% nguyên liệu organic, có thể gán nhãn 100% Organic trên nhãn của NASAA. Đối với các sản phẩm sử dụng 95% nguyên liệu organic trở lên, được gán nhãn Organic.

mỹ phẩm hữu cơ

– Từ EU:

Natrue: Organic cosmetics (Ít nhất có 95% thành phần làm từ nguyên liệu hữu cơ), Natural cosmetics (100% thành phần từ tự nhiên, không nhất thiết phải có nguyên liệu đạt chuẩn organic)

BDHI: BDIH yêu cầu nhà sản xuất phải sử dụng thành phần hữu cơ bất cứ nơi nào có thể

UK Soil Association Certification: Có ít nhất 90% thành phần hữu cơ và không có hóa chất độc hại.

Ecocert for natural & organic cosmetic label (Ecocert): Có ít nhất 95% thành phần có nguồn gốc thực vật và ít nhất 10% thành phần tính trên khối lượng nguồn gốc từ việc canh tác hữu cơ.

Cosmos: Cosmos organic – Yêu cầu sản phẩm phải chứ ít nhất 95% thành phần là nguyên liệu hữu cơ.

mỹ phẩm hữu cơ

4. Một vài thương hiệu nổi tiếng

Đối với mỹ phẩm tự nhiên:

– The Body Shop: Nhắc đến mỹ phẩm thiên nhiên mà thiếu cái tên The Body Shop thì quả thật là thiếu sót lớn. Đây là thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng toàn cầu được thành lập vào năm 1976 bởi Atina Roddick. Với tôn chỉ hoạt động đặt trách nhiệm và lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích kinh doanh, thương hiệu này đã có được sự phát triển thần kỳ và xuất hiện ở hơn 61 quốc gia trên toàn thế giới. Lấy cảm hứng từ những nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên đã được kiểm chứng, The Body Shop đã trở thành chuẩn mực trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên.

– Innisfree: Innisfree là thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên đầu tiên của Hàn Quốc thuộc tập đoàn Amore Pacific được thành lập vào năm 2000. Đa số thành phần tạo nên các sản phẩm của Innisfree đều được chiết xuất từ thiên nhiên. Bao bì sản phẩm cũng được sản xuất từ các nguyên liệu tái chế, thân thiện với môi trường. Innisfree đã trở thành một thương hiệu điển hình của Hàn Quốc với hình ảnh “lành tính”, “thiên nhiên”. Chính thức có mặt tại Việt Nam từ tháng 10 năm 2016, đến nay đây là một trong những sự lựa chọn nổi bật của phái đẹp khi nhắc đến cụm từ mỹ phẩm thiên nhiên.

mỹ phẩm hữu cơ

– Yves Rocher: Người sáng lập thương hiệu Yves Rocher đã tạo nên những sản phẩm có nguồn gốc thực vật đầu tiên vào năm 1962. Kể từ đó, thương hiệu mỹ phẩm Pháp này đã phát triển không ngừng, vươn lên trở thành môt trong những thương hiệu thiên nhiên có sức ảnh hưởng và được yêu mến khắp năm châu. Yves Rocher sở hữu viện nghiên cứu riêng, sử nguyên liệu thiên nhiên và chu trình sản xuất khép kín từ khi trồng trọt nguyên liệu đến khi đóng gói thành phẩm và phân phối. Xuất hiện chính thức tại thị trường Việt Nam vào năm 2007, đây thực sự là lựa chọn đáng thử của tất cả những quý cô đem lòng yêu quý những sản phẩm làm đẹp chiết xuất từ tự nhiên và thân thiện với môi trường.

mỹ phẩm hữu cơ

Đối với mỹ phẩm hữu cơ:

– Botani: Nhà sáng lập của Botani, vốn là một bác sĩ da liễu người Úc, đã góp phần làm cho ngành công nghiệp mỹ phẩm hữu cơ phát triển lên một tầm cao mới, khi ứng dụng các đặc tính trị liệu vào trong từng sản phẩm làm đẹp, biến các sản phẩm mỹ phẩm hữu cơ theo một bước đột phá mới được biết đến là dược mỹ phẩm. Bằng việc thu thập và tuyển chọn nguồn nguyên liệu từ khắp nơi trên thế giới, sau đó được bào chế theo một tỷ lệ khoa học tiêu chuẩn nhất và những cuộc kiểm tra khắt khe, Botani đã và đang cho ra đời hàng loạt các sản phẩm dược mỹ phẩm hữu cơ có công dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề da rất tốt, đi kèm với khả năng làm đẹp lành tính và rất an toàn cho người sử dụng.

Điểm đặc biệt của các sản phẩm Botani là ngay cả thành phần bảo quản hay chất tạo mùi trong sản phẩm cũng có công dụng điều trị, kháng viêm hay se khít lỗ chân lông hiệu quả. Đây chính là điểm khác biệt của dược mỹ phẩm so với mỹ phẩm hữu cơ cùng loại.

mỹ phẩm hữu cơ

– Tarte: Tarte được biết đến như một thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ đi đầu trong việc bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng. Với tiêu chí nói “không” với Parabens, dầu khoáng, Phthalates, Sodium Lauryl Sulfate, Triclosan, chất tạo mùi nhân tạo và Glute (vốn là những thành phần gây hại cao đối với sức khỏe và môi trường), Tarte luôn mang đến cho khách hàng những dòng  sản phẩm high-performance naturals (sử dụng các thành phần thiên nhiên với hiệu suất cao nhất) cùng với những thiết kế bao bì bắt mắt và sang trọng.

mỹ phẩm hữu cơ

– Bite Beauty: Dòng son tươi Bite nổi tiếng dường như đã trở thành huyền thoại của nhiều tín đồ làm đẹp. Thỏi son tuyệt vời này có khả năng chiều lòng cả những cô nàng khó tính nhất bởi độ bám màu và mềm mướt của mình, nhưng điều đặc biệt nhất của chúng là những thành phần tạo ra màu son đều có chiết xuất từ thiên nhiên. Bite Beauty là một thương hiệu hữu cơ đến từ Mỹ. Với tiêu chí hướng đến dòng mỹ phẩm an toàn, có thể ăn được, phái đẹp có thể hoàn toàn tin tưởng vào thương hiệu son hữu cơ đang được yêu thích hàng đầu  hiện nay.

ĐĂNG KÝ nhận mã khuyến mãi KONCEPT

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn từ KITCHEN KONCEPT
 
CÔNG TY TNHH KITCHEN KONCEPT
Hotline :
1800.6390
 
Email :
calisto@gmail.com
 
Địa chỉ :
Phường Hàng Bột, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.
 
Mã số doanh nghiệp :
0314226079 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp
ngày 13/02/2017
20150827110756dathongbao
CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG

Chính sách và quy định chung

Quy định và hình thức thanh toán

Chính sách vận chuyển

Chính sách đổi trả hàng

Chính sách bảo hành

Chính sách bảo mật

© Bản quyền thuộc về i dont no | Cung cấp bởi Calisto